ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Lượt xem:

Đọc bài viết

  Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua mười hai kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc. Hội nghị này mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra đường lối giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. Đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 đã bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, quyết định đổi đảng tên từ Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

  1. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng

Diễn ra tại phố Quan Công – Ma Cao – Trung Quốc từ ngày 28 đến 31/3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi sau các cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp. Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng bí thư. Ban chấp hành trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng bí thư. Tới tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng bí thư. Tháng 5/1941, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh giữ gìn và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở, từ trong nước đến nước ngoài.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp vừa tiến hành Kế hoạch De Lattre de Tassigni, đưa cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của Việt Minh, nhất là ở vùng sau lưng địch, trở nên khó khăn.

Diễn ra tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19/2/1951, đồng chí Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng (kiêm Tổng bí thư từ tháng 10/1956). Đồng chí Trường Chinh là Tổng bí thư (đến tháng 10/1956). Đổi tên Đảng, từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội thông qua Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh soạn thảo trong đó tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các thời kì từ khi ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Bản báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh soạn thảo. Báo cáo nêu lên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Xuất bản báo Nhân Dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng

Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành mới đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh là Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu lần II của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đã đưa Đảng Cộng sản Việt Nam từ việc hoạt động bí mật, dưới tên gọi Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, ra hoạt động công khai trở lại dưới tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và Cải cách ruộng đất cùng với Cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền Nam một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra từ cuối năm 1959 và trở thành Phong trào Đồng khởi từ đầu năm 1960.

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5 đến 10/9/1960. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng. Tiếp tục khẳng định và hoàn thiện đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Miền Bắc: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, là hậu phương lớn của cả nước, có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Là tiền tuyến lớn, Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp chống Mỹ thống nhất nước nhà.

Đại Hội được xem như là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.

Thắng lợi của đại hội còn được nhận xét là đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy đất nước xã hội con người đều đổi mới”.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

Diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến 20/12/1976: là Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Đổi tên Đảng ta từ Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Đổi tên nhà nước: từ nước VNDCCH sang nước CHXHCNVN.

– Đổi tên Sài Gòn thành TP. HCM.

– Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng bí thư.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Bên cạnh đó Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên.

Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV đề ra.

Tuy nhên đến Đại hội V, đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn cho phù hợp với những điều kiện lịch sử. Cụ thể là xác định thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng đường: chặng đường đầu gồm 5 năm 19811985 và những năm còn lại của thập kỉ 80, và những chặn tiếp theo.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của chặng đường đầu tiên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1981-1985 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch là phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và bứt thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.

Kế hoạch 5 năm 1981-1985 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu nhưng chủ yếu là trong nông nghiệp. Khoa học kĩ thuật được triển khai, bắt đầu khai thác dầu mỏ và xây dựng nhiều công trình thủy điện như Thủy điện Hòa BìnhThủy điện Trị An.

Đại Hội diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 đến 31/3/1982. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban chấp hành trung ương họp phiên đặc biệt. Đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng bí thư thay đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10/7/1986. Đại hội lần đầu tiên đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương – tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986 giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng Cộng sản Việt Nam và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh ba vấn đề lớn:

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18/12/1986. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng. Đại hội đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp Đổi mới. Đổi mới toàn diện đất nước: lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới chính trị làm then chốt. Xác định 3 chương trình kinh tế lớn, Lương thực thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và đạt được những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Tình hình quốc tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất là sự sụp đổ của khối Đông Âu và cuộc khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.[1]

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 đến 27/6/1991 với chủ đề Đại hội: “Đại hội trí tuệ – đổi mới – dân chủ – kỷ cương – Đoàn kết”. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công là cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng. Trước sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã có quyết định lịch sử là đưa ra “Cương lĩnh xây dựng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

Đây là Đại hội đầu tiên sau khi đất nước đã tiến hành công cuộc Đổi mới Kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:

Nhịp độ phát triển kinh tế cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2%/năm. Công nghiệp tăng 13,3%/năm. Sản lượng lương thực tăng 26%. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Dịch vụ tăng 80%. Vận tải tăng 62%. Lạm phát từ 67.1% (1991) giảm còn 12.7% (1995).

Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD. Nhập khẩu 21 tỉ USD. Có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài tăng 50%, đạt trên 19 tỉ USD.

Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng và giải quyết được nạn đói.

Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, không còn bị bao vây do đã rút quân khỏi Campuchia từ năm 1988. Bình thường quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN năm 1995.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 28/6 đến 1/7/1996. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta”. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kế hoạch 5 năm 1995-2000 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:

  • Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nướctăng 7% /năm. Công nghiệp tăng 13,5% /năm. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng lên 36,6% và tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 24,3%
  • Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD. Nhập khẩu 61 tỉ USD. Có quan hệ buôn bán với hơn 140 nước. nhà nước mở rộng quyền xúât nhập khẩu cho tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài tăng, đạt trên 40 tỉ USD. Bắt đầu đầu tư sang các nước khác.
  • Khoa học công nghệ, văn hóaxã hộiphát triển. 100% tỉnh thành đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục, xóa xong nạn mù chữ. Thu nhập quốc dân tăng và giải quyết được nạn đói.
  • Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được mở rộng.
  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IX là đại hội đầu tiên trong thế kỉ XXI của Đảng, diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn 15 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ.

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/4/2001. Với chủ đề: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng bí thư. Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Kế hoạch 5 năm 2001-2005 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:

Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8%/năm. Công nghiệp tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên và tỉ trọng nông nghiệp giảm.

Kinh tế đối ngoại phát triển. Bắt đầu đầu tư sang các nước khác nhất là Lào và Campuchia cũng như một số nước Châu Phi.

Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển.

Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại được mở rộng.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng

Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững – họp từ ngày 18/4/2006 đến ngày 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng bí thư. Chủ đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Trừ lễ khai mạc và bế mạc, diễn biến trong đại hội không công khai cho báo chí. Lần đầu tiên, các đại biểu được quyền đề cử Tổng Bí thư. Các nhà quan sát dự đoán Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ về hưu.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới với 160 Ủy viên chính thức và 21 Ủy viên dự khuyết. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai. Bộ Chính trị mới gồm có 14 ủy viên và Ban Bí thư có 8 ủy viên.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng

Diễn ra từ ngày 10 đến ngày 19/1/2011 tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư. Đưa ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đây là bản Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, kế thừa trực tiếp từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991 được thông qua tại Đại hội VII và đã có 20 năm thực hiện từ đó đến nay.

  1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng

Diễn ra từ ngày 20 đến ngày 28/1/2016 tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư. Với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng  hiện đại”. Đại hội đã đánh giá thành tựu 30 năm đổi mới đất nước (1986 – 2016), nêu lên 8 thành tựu đạt được và 8 hạn chế cần khắc phục trong những năm tới. Đại hội thống nhất đánh giá: “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”. Đánh giá như vậy là khách quan, toàn diện, khẳng định những thành tựu to lớn, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém để có phương hướng khắc phục, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên.

Nông Thị Phượng – Tổ phó CM sưu tầm